Sinh viên nên đầu tư cho chứng chỉ ngoại ngữ nào?

Sinh viên nên đầu tư cho chứng chỉ ngoại ngữ nào?

Ngày: 27/12/2022 lúc 16:54PM

Hiện này, Chứng chỉ ngoại ngữ nào được các trường đại học quy định và ưu tiên chấp nhập? Sinh viên cần có hiểu biết và tích lũy những chứng chỉ phù hợp để thuận lợi trong việc tuyển sinh đầu vào.

Chuẩn ngoại ngữ khác nhau


Theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, với các trường ĐH không chuyên ngữ, sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3/6 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho VN do Bộ GD-ĐT ban hành theo Thông tư 01/2014), tương đương với trình độ B1 - trình độ trung cấp (theo Khung tham chiếu chung châu Âu).

Theo đó, nhiều trường Đại học đang áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh theo nhiều cách khác nhau nhưng quy đổi đều đạt tương đương từ trình độ B1 trở lên. Đáng chú ý là một số trường ở TP.HCM chỉ chấp nhận chuẩn đầu ra là các chứng chỉ quốc tế như: Kinh tế, Công nghiệp, Luật...

Sinh viên nên đầu tư cho chứng chỉ ngoại ngữ nào?
Ảnh minh họa

Theo đại diện Trường Đại học Luật TP.HCM, trường chọn chuẩn đầu ra là chứng chỉ tiếng Anh TOEIC để phù hợp với đối tượng đi làm. Trường chỉ chấp nhận chứng chỉ quốc tế này và cho phép quy đổi tương đương giữa các chứng chỉ quốc tế khác như: IELTS hoặc TOEFL. 

Tuy nhiên, một số trường chỉ sử dụng chuẩn đầu ra bằng điểm số các học phần trong chương trình đào tạo hoặc giấy chứng nhận do trường tổ chức thi và chỉ có giá trị nội bộ. Chẳng hạn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công nhận sinh viên đạt chuẩn này khi hoàn thành các học phần học tiếng Anh theo quy định và tích lũy điểm đủ số tín chỉ. Trình độ tương đương B1 này được thể hiện qua điểm số các học phần tiếng Anh thể hiện rõ trong bảng điểm và trường không cấp chứng chỉ.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM yêu cầu sinh viên từ khóa 2017 trở về trước sau khi hoàn thành chương trình học phải thi để đạt chứng nhận tương đương trình độ B1 tại kỳ thi do trường tổ chức. Từ khóa 2018 trở đi, SV nếu không có chứng chỉ quốc tế tương đương B1 thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ do ĐH Quốc gia TP.HCM hoặc chứng chỉ B1 do các đơn vị được phép tổ chức thi cấp.

Chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn Quốc tế sẽ có nhiều lợi thế

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ là một tiêu chí để sinh viên được xét tốt nghiệp ra trường, vì vậy điều này là nhiệm vụ bắt buộc của người học. Tuy nhiên, chuẩn này so với yêu cầu thực tế sử dụng trong một số trường hợp là chưa sát, gây khó khăn cho người học.

Tình trạng hàng loạt cử nhân đã tốt nghiệp Đại học vốn được xem có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B1 nhưng vẫn phải tham gia thi lấy chứng chỉ B1, A2 để nộp hồ sơ dự tuyển viên chức, công chức thời gian qua là ví dụ. Trước tình trạng chuẩn đầu ra của một số trường không được chấp nhận trong tuyển dụng thì người học cần tính đến việc trang bị cho mình những chứng chỉ phù hợp nhất ngay khi còn đi học.

Sinh viên nên đầu tư cho chứng chỉ ngoại ngữ nào? - 1
Ảnh minh họa

Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng phụ trách phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, nói: “Tùy theo định hướng sử dụng của bản thân mà người học cần đạt trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các mức cao hơn. Chẳng hạn, nếu có dự định tiếp tục học sau đại học ở nước ngoài thì việc có các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế như IELTS/TOEFL (tùy theo quốc gia dự định theo học) là cần thiết. SV sau khi tốt nghiệp muốn sử dụng tiếng Anh trong công việc thì có thể theo học để lấy chứng chỉ quốc tế theo chương trình TOEIC”.

Ông Hiển nhấn mạnh: “Ngày nay, khả năng ngoại ngữ cần được đánh giá dựa trên trình độ/khả năng thực chất của người học, thay vì chỉ xem là một trong số các điều kiện mang tính kỹ năng, hình thức như trước đây. Các chứng chỉ quốc tế được xem là thước đo có độ tin cậy cao để đánh giá thực chất trình độ của người học”.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, khuyên: “Các trường có quy định khác nhau về chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho người học, nhưng những SV có đủ điều kiện và năng lực nên hướng tới chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Các chứng chỉ này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong sử dụng, không chỉ trong nước mà còn quốc tế”.

Theo Thanh Niên

IESC
BÌNH LUẬN
Bài viết mới nhất