Vì sao tiếng Anh trở thành ngôn ngữ khoa học trên toàn thế giới?

Vì sao tiếng Anh trở thành ngôn ngữ khoa học trên toàn thế giới?

Ngày: 27/12/2022 lúc 16:53PM

Tiếng Anh đang len lỏi đến mọi ngóc ngách trên toàn cầu để trở thành Ngôn ngữ khoa học chính – vật lý học, hóa học, sinh học, địa lý học.

 
vi-sao-tieng-anh-tro-thanh-ngon-ngu-khoa-hoc-tren-toan-the-gioi
Hội nghị Solvay 1927
 
Trong các hội nghị, báo chí, email và trong các cuộc trao đổi qua Skype, trên giảng đường của bất kỳ trung tâm nghiên cứu khoa học nào ở Kuala Lumpur, hay Montevideo hay Haifa. Tiếng Anh đang thống trị tuyệt đối và là Ngôn ngữ khoa học mặc định trong nền khoa học đương đại dù cách đây một thế kỷ trước, các nhà khoa học phương Tây dù biết một chút về tiếng Anh vẫn đọc viết và trao đổi bằng các ngôn ngữ khác.

Dùng duy nhất một ngôn ngữ mặc định giúp khoa học trở nên hiệu quả hơn?

Khi tất cả mọi người cùng sử dụng một ngôn ngữ, các xung đột trong vấn đề dịch thuật sẽ xảy ra ít hơn, từ đó làm giảm lãng phí thời gian. Nếu theo quan điểm này, khoa học hiện đại đang tiến bộ nhanh như vậy là nhờ việc tập trung hoàn toàn vào vấn đề khoa học hơn là các vấn đề bên ngoài như ngôn ngữ.

Tuy nhiên điều này chỉ dễ dàng với các nhà khoa học lớn lên tại các nước nói tiếng Anh, đối với nhà khoa học ở các nước khác vẫn cần nhiều bước phiên dịch và chuyển ngữ đối với các từ ngữ chuyên ngành.

Nhiều nhà khoa học và nhân văn cho rằng giao tiếp bằng tiếng Anh trong khoa học chỉ để thay thế cho sự độc tôn trước đây của tiếng Đức, lịch sử khoa học là một chuỗi chuyển giao đơn ngôn ngữ, tuy nhiên điều đó không phải là sự thật. Chưa bao giờ là vậy. Để hiểu được điều này, chúng ta cùng ngược dòng thời gian về các sự kiện sau:

Chế độ đơn ngôn ngữ bắt đầu xuất hiện với Quốc tế ngữ Esperanto

Vào thế kỷ 15, ở châu Âu, hai ngành học chính thời đó là triết học tự nhiên và khoa học tự nhiên đều được học bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Quốc tế ngữ Esperanto ra đời với chủ trương về một ngôn ngữ duy nhất cho kiến thức khoa học. Tuy được nhiều nhà khoa học nổi tiếng ủng hộ nhưng nó cũng sớm trở nên mờ nhạt. Tuy thất bại nhưng giấc mơ của nó đã thành hiện thực, Ngôn ngữ khoa học phổ quát là tiếng Anh - ngôn ngữ bản địa của những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống đa ngôn ngữ trong khoa học.

Thế chiến thứ nhất - khởi đầu cho sự lên ngôi của tiếng Anh

vi-sao-tieng-anh-tro-thanh-ngon-ngu-khoa-hoc-tren-toan-the-gioi1
Bên cạnh tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức được sử dụng rộng rãi ở nhiều bang trên nước Mỹ.

Vào năm 1914, chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra giữa phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) và các nước khối Trung tâm (Đức, Áo, Hung). Khi chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận - bao gồm cả Mỹ, nhưng không có Nga – đã bắt đầu tiến hành tẩy chay các nhà khoa học đến từ khối Trung tâm, khóa chặt cánh cửa đối với các nhà khoa học đến từ những nước nói tiếng Đức bại trận. Dần dần, việc tẩy chay kéo dài đến nhiều thập kỷ này đã góp phần làm nên cái chết của tiếng Đức như một ngôn ngữ hàng đầu trong khoa học. Bên cạnh đó việc học tiếng nước ngoài gần như biến mất, vì vậy cả một thế hệ người Mỹ, bao gồm cả các nhà khoa học tương lai, lớn lên mà không tiếp xúc với các ngôn ngữ nước ngoài. Vị thế gia tăng của tiếng Anh và sự đi xuống của tiếng Đức càng lớn hơn khi Hitler lên nắm quyền tại Đức và tiến hành sa thải các giáo sư cánh tả cũng như những người "không phải Aryan". Khi những nhà khoa học may mắn kịp nhập cư vào nước Mỹ trong những năm 1930, họ đều phải chấp nhận xuất bản nghiên cứu của mình bằng tiếng Anh để có thể tiếp cận với giới khoa học của nước này.

Chiến tranh Lạnh và sự thống trị của tiếng Anh

Vào thời kì này việc sử dụng ngôn ngữ bị ảnh hưởng nhiều bởi chính trị. Lúc bấy giờ Liên Xô đã trở thành đối thủ mới cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực khoa học. Còn các nhà khoa học Mỹ không sẵn sàng đón nhận tri thức thông qua các ngôn ngữ nước ngoài.

vi-sao-tieng-anh-tro-thanh-ngon-ngu-khoa-hoc-tren-toan-the-gioi2
Các ngôn ngữ có số bài viết nhiều nhất trên Wikipedia (thống kê năm 2012)

Sự gia tăng vị thế của tiếng Anh trong Ngôn ngữ khoa học còn đến từ sự sẵn sàng của các nhà khoa học châu Âu, châu Mỹ Latin và những nơi khác. Do họ muốn các nghiên cứu của mình được những người đứng đầu trong các lĩnh vực này trích dẫn, những nhà khoa học người Hà Lan, người vùng Scandinavi và Iberian đã dừng xuất bản bằng tiếng Pháp hay Đức và chuyển sang tiếng Anh. Đến đầu những năm 1980, tiếng Anh đã chiếm hơn 80% các xuất bản trên toàn cầu về khoa học tự nhiên. Giờ đây con số này có lẽ đã lên tới 99%.

Trong lịch sử khoa học thế giới, chưa từng có một hệ thống đơn ngôn ngữ nào có khả năng thống trị lớn đến vậy cho giao tiếp trong giới khoa học, ngay cả khi các quốc gia nói tiếng Anh biến mất vào ngày mai, tiếng Anh vẫn sẽ là một ngôn ngữ quan trọng của khoa học, đơn giản là vì quán tính quá lớn của những gì đang tồn tại.

Theo Cafebiz

Tham khảo thêm:

 
IESC
BÌNH LUẬN
Bài viết mới nhất